NÂNG MŨI BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi có thể là một phản ứng tự nhiên sau phẫu thuật, nhưng cũng có thể là một dạng biến chứng. Qua bài viết dưới đây, thẩm mỹ viện Sline sẽ cùng phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như giải pháp cho những chị em đang gặp phải.

1. NGUYÊN NHÂN NÂNG MŨI BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI

Do chưa hồi phục

Có một số trường hợp khách hàng dù đã thực hiện kỹ thuật nâng mũi hiện đại nhất như nâng mũi bọc sụn, nhưng vẫn gặp phải tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ. Điều này làm cho phái đẹp lo lắng về mũi của mình. Nhưng các chuyên gia đã chia sẻ rằng, trong suốt quá trình thực hiện nâng mũi bọc sụn – Sụn nhân tạo sẽ được dùng để nâng cao sóng mũi, chắc chắn sẽ có các tác động lên mũi. Không những vậy việc đưa một chất liệu mới vào bên trong khoang mũi chắc chắn sẽ làm cho cơ thể chưa thể kịp thích ứng. Chính vì vậy gây ra tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi.

Đây hoàn toàn là tình trạng phản ứng khá là bình thường của cơ thể. Vì vậy bạn cũng không phải lo lắng.

nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Do biến chứng

Theo các chuyên gia nhận định, mũi bị đỏ kéo dài chính là “đèn báo” của các biến chứng không mong muốn.

Đa phần mọi người phải chịu đựng điều này khi đến với các địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng. Ở đó, họ sử dụng các chất liệu độn không đạt chuẩn, đưa vào cơ thể sẽ nảy sinh các phản ứng kháng lại như xuất huyết, mưng mủ,…

Ngoài ra, việc độn quá cao cũng gây căng tức và bóng đỏ vì mô cơ và da không đủ khả năng để bao bọc và nâng đỡ sống mũi.

Không những thế, miếng sụn nâng không có độ đàn hồi tốt sẽ cọ xát nhiều vào vùng da đầu mũi, lâu dần bị bào mòn làm lệch form chuẩn.

nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Do nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một dạng biến chứng cấp độ nặng, do các vi khuẩn xâm nhập vào vết da hở. Lúc này, các tế bào tiểu cầu và bạch cầu đã không còn đủ sức để chống lại, làm cho mạch máu bị sưng và vỡ ra.

Nguyên nhân lớn nhất được xác định là trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sử dụng thiết bị hoặc dụng cụ không được tiêu trùng sạch sẽ. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất cho các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công vào bên trong.

Bên cạnh đó, vùng mũi sau khi độn cũng dễ bị viêm nhiễm trong giai đoạn vừa mới nâng. Bởi đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và vệ sinh cẩn thận thì hậu quả rất khó lường.'

2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP ĐẦU MŨI BỊ SƯNG ĐỎ

Tùy thuộc vào mức độ bóng đỏ chóp mũi và độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. 

Đầu mũi bị đỏ ít

Với những trường hợp mũi đỏ ít, chỉ kéo dài từ 1 – 4 ngày đầu, khách hàng chỉ cần vệ sinh mũi sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ (2 lần/ngày). Chế độ ăn uống cần loại bỏ các thực phẩm như trứng, rau muống… Trong 1 đến 3 tuần đầu tiên không được sử dụng mỹ phẩm và dầu nóng bôi lên mũi. 

đỏ đầu mũi sau khi nâng

Đầu mũi đỏ nhiều

Sau 4 – 7 ngày mũi vẫn đỏ và chuyển biến nặng hơn, khách hàng cần thăm khám ngay tại các đơn vị thẩm mỹ uy tín để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Với trường hợp này, ban đầu bác sỹ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm theo chờ theo dõi trong 7 ngày. Nếu tình trạng không giảm, bác sĩ buộc phải chỉ định tháo sụn hoặc phẫu thuật lại. 

Sau 1- 2 tháng đầu mũi vẫn đỏ

Nếu đầu mũi sưng đỏ kéo dài 2 tháng, mũi lúc này có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử. Bác sĩ bắt buộc phải tháo sụn và phẫu thuật tạo hình lại dáng mũi và cắt bỏ phần mô bị tổn thương trong mũi. 

đỏ đầu mũi sau khi nâng

Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi, bác sẽ sẽ đưa ra cách xử lý tương ứng, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng: 

  • Với trường hợp đầu mũi đỏ do sống mũi quá cao, bác sĩ sẽ thực hiện lấy sụn cũ ra, đặt sụn mới có độ cao và kích thước phù hợp hơn. 
  • Với trường hợp da đầu mũi quá mỏng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại độ cao của mũi, tư vấn dùng loại sụn mỏng và mềm dẻo hơn để hạn chế áp lực lên da dầu mũi, tránh lộ sóng hoặc thủng đầu mũi. 
  • Với mũi quá ngắn, khách hàng cần nâng mũi bằng sụn nhân tạo kết hợp dùng sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Bọc đầu mũi bằng sụn tự thân giúp hạn chế tối đa tình trạng bóng đỏ đầu mũi. 

3. LƯU Ý ĐỂ NÂNG MŨI KHÔNG BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI

Để tránh gặp biến trứng bóng đỏ đầu mũi sau nâng, khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa cơ sở thực hiện. Các đơn vị thẩm mỹ uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao nên được ưu tiên lựa chọn. 

Một đơn vị thẩm mỹ nâng mũi uy tín cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: 

  • Bác sĩ chuyên sâu về dịch vụ nâng mũi, đã từng thực hiện thành công nhiều ca thẩm mỹ từ cơ bản đến phức tạp. 
  • Quy trình phẫu thuật thẩm mỹ chuyên nghiệp, an toàn, từ khâu đón tiếp, thăm khám, phẫu thuật đến chăm sóc hậu phẫu. 
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế vô khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế
  • Công nghệ thẩm mỹ hiện đại, chất lượng, vật liệu sử dụng trong thẩm mỹ cao cấp, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. 
giái pháp nâng mũi không bị đỏ đầu mũi

Thẩm mỹ viện Sline là một trong những đơn vị đi đầu về chất lượng dịch vụ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kể trên. Khách hàng có thể an tâm gửi gắm niềm tin và nhan sắc khi nâng mũi tại đây, cam kết đem lại kết quả nâng mũi mãn nhãn cho quý khách, không lo gặp phải tình trạng đỏ đầu mũi.

Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ số hotline 19000273 để được tư vấn nâng mũi phù hợp với tình trạng của bạn nhé!

Xem thêm nội dung liên quan: Nâng mũi có bị kéo mắt không?