SAU KHI NÂNG MŨI CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?
Trong tiến trình phẫu thuật thẩm mỹ, để đạt được hiệu quả làm đẹp tốt nhất không chỉ đòi hỏi về tay nghề bác sĩ, về công nghệ phẫu thuật mà chăm sóc sau nâng mũi cũng chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Vậy sau khi nâng mũi cần chú ý những gì? Phải chăm sóc như nào mới đúng cách? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
1. CÁC TRIỆU CHỨNG CÓ THỂ GẶP SAU KHI NÂNG MŨI
Sau khi nâng, vùng mũi của chị em phụ nữ có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Cảm giác đau nhẹ: Tình trạng này hoàn toàn bình thường bởi sau khi hết thuốc tê, vùng mũi sẽ có cảm giác hơi đau rát xung quanh phần phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người mà có cảm giác đau ít hay nhiều,
- Tình trạng sưng xuất hiện: Thực tế cho thấy, vùng mũi sau nâng sẽ có cảm giác sưng nhẹ và có thể là bầm tím. Nhiều chị em sau nâng còn gặp tình trạng phù nề, mất thẩm mỹ.
- Dịch mũi tiết ra: Sau khi nâng, mũi vừa gặp tác động khá lớn nên dịch nhầy tiết ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ tiết ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể vệ sinh dễ dàng.
2. CHĂM SÓC SAU KHI NÂNG MŨI
2.1. VỆ SINH BẰNG NƯỚC MUỐI
Phẫu thuật nâng mũi sẽ can thiệp vào phần mô mềm và sụn vì vậy vài ngày đầu sau nâng, mũi sẽ chảy một số chất dịch nhầy. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể, bạn không cần lo lắng.
Lúc này, điều bạn cần làm là dùng một miếng gạc nhỏ đặt dưới mũi để thấm sạch dịch tiết. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn bạn cần thay miếng gạc thường xuyên và đặt nhẹ nhàng, tránh tối đa việc va chạm mạnh vào vùng mũi.
Tiếp đến, bạn thực hiện vệ sinh sát trùng mũi bằng nước muối sinh lý 3 đến 4 lần trong ngày. Tùy vào khuyết điểm và phương pháp nâng mũi, mức độ can thiệp sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên bạn nên xịt rửa bên ngoài và trong khoang mũi bằng nước muối đều đặn. Sau đó, tra thuốc mỡ do bác sĩ chỉ định mỗi lần 2 ngày vào sáng và tối.
Ngoài vệ sinh vùng mũi, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý trong rửa mặt, tắm gội. Trong 1 tuần đầu sau nâng mũi, bạn nên gội đầu tại tiệm và dùng khăn mềm để rửa mặt nhằm hạn chế dầu, nước bẩn chảy vào vùng mũi.
2.2 CHƯỜM ĐÁ
Sau nâng mũi, vùng mũi sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sưng nhẹ. Để giảm sưng bạn nên chườm đá trong 2 ngày đầu sau đó chuyên sang chườm ấm. Cụ thể như sau:
- 1-2 ngày đầu: Dùng túi chườm cotton bọc 1 đến 2 viên vào và chườm 3 lần trong ngày. Lưu ý, bạn nên chườm nhẹ quanh vùng mũi, lưu ý không để nước lạnh chảy trực tiếp vào mũi.
- 3-4 ngày sau nâng: Dùng khăn ấm để chườm nhẹ lên vùng quanh mũi, sẽ giúp giảm sưng và thâm tím hiệu quả
2.3. ĐEO NẸP CỐ ĐỊNH
Thông thường, sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch cho bạn. Tiếp đến, chăm sóc hậu phẫu tại nhà trong 1 ngày đầu, bạn đến bệnh viện để bác sĩ hút dịch lần 2 và tiến hành băng nẹp cố định mũi.
Hút dịch, đeo nẹp cố định cực kì quan trọng giúp định hình dáng mũi và tránh hiện tượng xô lệch, tụ dịch. Từ 5 – 7 ngày sau, đến tái khám và bác sĩ tháo nẹp.
2.4. UỐNG THUỐC ĐÚNG VÀ ĐỦ
Đây là việc bạn nhất định phải làm. Để giảm tối đa tình trạng đau nhức, bác sĩ sẽ cấp một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để uống tại nhà.
Bạn cần tuân thủ đúng lịch uống thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
2.5. TÁI KHÁM ĐÚNG HẸN CỦA BÁC SĨ
Để theo dõi sát sao quá trình hồi phục và kết quả dáng mũi, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cố định 2 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… sau nâng, bạn nên hẹn cài đặt và đến tái khám theo đúng hẹn.
2.6. CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI KHOA HỌC
Sau nâng mũi, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1-2 đầu. Những tuần sau đó, ngủ nghỉ khoa học không thức quá khuya, làm việc quá sức, stress kéo dài dễ dẫn đến thời gian hồi phục kéo dài.
2.7. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ
Theo tiến trình phục hồi, khoảng thời gian đầu bạn sẽ không có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bỏ bữa, thay vào đó bạn có thể lựa chọn cháo súp và các loại sinh tố xay nhỏ để tăng sức đề kháng, cơ thể hồi phục nhanh hơn.
3. NHỮNG LƯU Ý KHÁC
3.1. TRÁNH VẬN ĐỘNG MẠNH
Vùng mũi sau nâng cực kỳ nhạy cảm nên cần chăm sóc cẩn thật. Tuyệt đối không để mũi gặp tác động gây ảnh hưởng xấu. Không nên đụng chạm, sờ nắn vào vùng mũi, khi di chuyển bạn phải thật cẩn thận, tránh để tai nạn xảy ra.
Đặc biệt đối với chị em thích chơi thể thao chỉ nên đi bộ, tập yoga hoặc ngồi thiền nhẹ nhàng. Tránh tập những bài vận động mạnh như gym, bơi lội, cầu lông gây ảnh hưởng.
3.2. MỘT SỐ THỰC PHẨM CẦN KIÊNG
Sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào chị em cần kiêng khem một số thực phẩm để tránh biến chứng xấu. Những loại thực phẩm bao gồm: Hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp,… Đặc biệt không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
3.3. HẠN CHẾ MAKEUP VÙNG MŨI, ĐEO KÍNH
Để vết thương mũi nhanh lành, không nhiễm trùng thì bạn cần hạn chế makeup. Thực tế cho thấy, các loại mỹ phẩm sẽ gây tổn thương nghiêm trọng vùng mũi sau nâng, nặng hơn là xảy ra những triệu chứng như: Sưng viêm, biến chứng, nhiễm trùng,…
Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng kính quá ôm sát vào vùng sống mũi. Việc này sẽ tránh được tình trạng sống mũi lõm và bị lệch. Trong khoảng thời gian này, bạn nên sử dụng kính áp tròng để đảm bảo an toàn nhé!
3.4. TƯ THẾ NGỦ ĐÚNG
Sau khi nâng mũi, hãy nằm ngủ trong tư thế nằm ngừa và kê cao gối, hoặc sử dụng gối hình chữ U của dân văn phòng, thêm vào đó bạn có thể đặt 2 bên 2 chiếc gối ôm. Làm như vậy để ngăn chặn hành động trở mình trong lúc ngủ, rất dễ khiến mũi bị va chạm và ma sát.
Đừng quá lo lắng vì bạn chỉ phải giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi nâng mũi. Khi mũi đã vào form và cố định, bạn có thể ngủ theo những tư thế mang lại cho bạn sử thoải mái nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không nằm sấp vì tư thế này tạo áp lực cực lớn lên mũi, rất dễ ảnh hưởng tối sống mũi sau nâng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nhắm đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như vẫn còn câu hỏi nào đừng ngần ngại liên hệ số hotline 19000273 để được tư vấn Miễn Phí nhé!
Xem thêm nội dung liên quan: Hiệu quả của nâng mũi có kéo dài vĩnh viễn không?